Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Khám phá chiến lược Bắc cực của Trung Quốc - Kỳ 1: Cuộc đua của những 'ông lớn'
Trung Quốc đang tham gia “cuộc đua Bắc cực” một cách thận trọng với mục tiêu trọng tâm là kinh tế, theo một bài phân tích mới đây của tờ The Diplomat (Nhật).

 



Một con sói ở Bắc Cực - Ảnh: AFP   

 

Trong 7 năm qua, 11 quốc gia gồm Ba Lan, Nga, Phần Lan, Pháp, Thụy Điển, Iceland, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Singapore, Canada và Nhật đã lần lượt bổ nhiệm đại sứ của mình ở Hội đồng Bắc cực (AC) nhằm phân tích và đánh giá tình huống mới nổi có tên gọi là "Cuộc đua Bắc cực". Nhưng mục đích thật sự của việc chỉ định đại sứ nói trên là nhắm đến khả năng khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản và sử dụng các tuyến hải trình Bắc cực để vận chuyển hàng hóa từ châu Âu sang châu Á.

 

“Ông lớn” Trung Quốc cũng không đứng ngoài cuộc đua hấp dẫn và không kém phần khốc liệt này.

 

Vậy đâu là động cơ chính khiến Trung Quốc quan tâm mạnh mẽ đến khu vực nằm cách điểm cực Bắc của mình đến hơn 1.400 km như vậy? 

 

Bắc cực có gì?

 

Vào năm 2008, Cơ quan khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS) ước lượng Bắc cực chứa khoảng 13% trữ lượng dầu mỏ, 30% khí đốt tự nhiên và 20% khí đốt hóa lỏng chưa được khám phá của thế giới. Nói cách khác, đó là 90 tỷ thùng dầu, hơn 47 nghìn tỷ mét khối khí đốt tự nhiên, và 44 tỷ thùng khí đốt hóa lỏng.

 

Ngoài ra, lợi ích tiềm năng từ hoạt động vận chuyển hàng hóa thương mại qua ngã Bắc cực có vẻ hấp dẫn hơn so với tuyến hải trình qua kênh đào Suez.

 

Cụ thể, trong tháng 8 và 9 năm 2009, hai tàu vận tải hạng nặng của Đức là MV Beluga Foresight và MV Beluga Fraternity đã chuyên chở hàng ống thép từ Arkhangelsk (Nga) đến Nigeria thông qua tuyến hải trình biển Bắc (NSR). Tuyến đường mới này đã rút ngắn được khoảng 3.000 hải lý, và tiết kiệm 200 tấn nhiên liệu cho mỗi tàu, trị giá tương đương 600.000 USD.

 

Một năm sau, tàu MV Nordic Barents của Hồng Kông đã vận chuyển quặng sắt từ Kirkenes (Na Uy) đến Thượng Hải trên cùng một tuyến đường, và tiết kiệm chi phí trên 180.000 USD.

 

Trong năm 2012, 46 tàu đã chuyên chở hơn 1,2 triệu tấn hàng hóa thông qua NSR, tăng 53% so với năm 2011. Các nhà nghiên cứu dự đoán đến năm 2020, 30 triệu tấn hàng hóa sẽ được vận chuyển qua tuyến đường mới này.

 

Ngoài ra, một lý do quan trọng khác là cơ hội xâm nhập các nguồn cá ở Bắc Băng Dương mà báo cáo của cựu đại sứ Trung Quốc tại Na Uy Đường Quốc Cường thì các "ngư trường mới" sẽ trở thành "kho dự trữ protein sinh học lớn nhất thế giới".

 

Trung Quốc là nước châu Á đầu tiên quan tâm và nỗ lực để trở thành thành viên chính thức của Hội đồng Bắc cực, nhưng vì khoảng cách địa lý rộng lớn với Bắc cực đã giới hạn cơ hội của Bắc Kinh - ít nhất là với các thành viên AC - để thiết lập chương trình nghị sự và hình thành chiến lược tận dụng cơ hội mới ở Bắc cực.

 

Theo các nhà phân tích quốc tế, rõ ràng nguồn tài nguyên quý giá đang nằm dưới các lớp băng của Bắc cực từ lâu đã nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc. Nhưng một số nước như Nga và Canada lại tỏ ý nghi ngờ mối quan tâm của Trung Quốc với Bắc cực mang nặng yếu tố địa chính trị.

 

Nhà nghiên cứu Lý Chấn Phúc thuộc Đại học hàng hải Đại Liên, trong một bài viết đã nói rằng, “Bắc cực có giá trị quân sự đặc biệt”, và “bất cứ ai kiểm soát được tuyến hải trình Bắc cực sẽ kiểm soát được tuyến hàng hải mới của kinh tế thế giới và chiến lược quốc tế”.

 

Trong năm 2008, 5 cường quốc Bắc cực là Mỹ, Nga, Canada, Đan Mạch và Na Uy đã ký Bản tuyên bố Ilulissat với nội dung các thành viên AC nên giải quyết êm thấm mọi tranh chấp chủ quyền, và cùng nhau chia sẻ khai thác Bắc cực.

 

Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt Bản tuyên bố Ilulissat vì cho rằng đó là âm mưu của AC nhằm gạt nước này ra khỏi cuộc chơi.

 

Năm 2008, đại tá Hàn Húc Đông, giáo sư Đại học quốc phòng Trung Quốc, đã nôn nóng kêu gọi, “khả năng sử dụng vũ lực là điều không thể loại trừ khỏi Bắc cực, vì tính chất phức tạp của các tranh chấp chủ quyền”, theo The Economist.

 

Năm 2009, Trợ lý ngoại trưởng Hồ Chính Dược đã tuyên bố các nước vùng cực phải “bảo đảm sự cân bằng quyền lợi của các quốc gia duyên hải cũng như lợi ích chung của cộng đồng thế giới”.  

 

Tháng 3.2010, chuẩn đô đốc đã nghỉ hưu Doãn Trác nói rằng “Bắc cực thuộc về tất cả các dân tộc trên thế giới và chẳng nước nào có thể tuyên bố chủ quyền với nó cả”. Và vị này còn nói thêm rằng Trung Quốc phải có quyền với nguồn tài nguyên Bắc cực.

 

Mặc dù những tuyên bố nói trên đã được làm mềm đi trong cả hai tuyên bố chính thức và báo chí nhà nước nhưng những phát ngôn quen thuộc của Trung Quốc đã lộ ra một chút đe dọa. Bắc Kinh sau đó đã phải nhấn mạnh sự tôn trọng của mình đối với Hội đồng Bắc cực, và hạn chế nghiêm ngặt những tuyên bố nóng vội, nhằm nghiên cứu lại chiến lược ngoại giao của mình.

 

Cụ thể, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã phát biểu tại một cuộc họp báo hồi đầu năm 2013 rằng, “các nước Bắc cực và các nước không thuộc Bắc cực cần phải hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững tại Bắc cực, dựa trên việc công nhận lẫn nhau và tôn trọng các quyền của nhau cũng như sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau”.

 

Động cơ ẩn giấu sau những tuyên bố hùng hồn của Bắc Kinh là nhằm mục đích xác định Bắc cực như là lãnh thổ quốc tế, và bất kỳ thay đổi nào đều có liên quan đến các quốc gia trên thế giới, theo The Diplomat. Đồng thời, Bắc Kinh cũng nỗ lực giảm nhẹ những ám chỉ cho rằng Trung Quốc không hài lòng với sự cân bằng quyền lực hiện tại ở Bắc cực.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung (01-05-2024)
    Trung Quốc chạy thử nghiệm tàu sân bay thứ ba (01-05-2024)
    Haiti có Thủ tướng mới (01-05-2024)
    Israel không chấp nhận yêu cầu chấm dứt chiến tranh (01-05-2024)
    Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không (30-04-2024)
    Ukraine dùng tên lửa Mỹ tấn công cầu Crimea? (30-04-2024)
    Ukraine 'thách thức' Mỹ khi vẫn tấn công nhà máy lọc dầu Nga? (30-04-2024)
    Thái Lan thu hút lượng lớn khách du lịch Trung Quốc (30-04-2024)
    Mỹ và Anh kêu gọi phong trào Hamas cân nhắc đề xuất ngừng bắn 40 ngày (29-04-2024)
    Mỹ-Saudi Arabia gần hoàn tất thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ với Israel (29-04-2024)
    Ngoại trưởng Ai Cập: Chỉ có Mỹ mới có thể phá vỡ vòng xoáy bạo lực ở Gaza (29-04-2024)
    Đức bắt đầu xét xử vụ án âm mưu đảo chính bạo lực, tấn công Quốc hội (29-04-2024)
    Ukraine tuyên bố phá hủy hai đoàn tàu nằm sâu trong lãnh thổ Nga (29-04-2024)
    EU tuyên bố người châu Âu sẽ 'không hy sinh vì Donbass', nhưng khẳng dịnh hỗ trợ Kiev (29-04-2024)
    Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm? (27-04-2024)
    Mohamed Salah cãi nhau với Jurgen Klopp (27-04-2024)
    Australia công bố khoản viện trợ mới trị giá 100 triệu AUD cho Ukraine (27-04-2024)
    Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah (25-04-2024)
    Nga cảnh báo đanh thép nếu NATO triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan (25-04-2024)
    Khả năng Nga giành được pháo đài phòng thủ Chasiv Yar của Ukraine (25-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Quân đội Trung Quốc chỉ biết hăm dọa láng giềng, chứ không trợ giúp? (21-11-2013)
    Thủ tướng Anh lần đầu điện đàm với Tổng thống Iran (20-11-2013)
    Biến đổi khí hậu đe dọa các thế hệ hiện tại và tương lai (20-11-2013)
    Tấn công mạng và nguy cơ chiến tranh Trung Đông (20-11-2013)
    Lebanon trước nguy cơ nội chiến (20-11-2013)
    Indonesia, Australia tranh cãi gay gắt (20-11-2013)
    Tiết lộ động trời về “cuộc chơi hạt nhân” của Arabia Saudi (19-11-2013)
    Washington sẽ thay đổi chính sách với Mỹ Latinh (19-11-2013)
    Ai Cập căng thẳng trước lễ kỷ niệm 19/11 (19-11-2013)
    Vì sao Mỹ quá nhiệt tình cứu trợ Philippines? (19-11-2013)
    Israel, Pháp tiếp tục cứng rắn với Iran (18-11-2013)
    Dân Philippines: Tổng thống của chúng ta "miệng nhanh hơn não"! (18-11-2013)
    Khả năng xảy ra 'Mùa xuân Saudi Arabia' (18-11-2013)
    Tổng thống Indonesia bị gián điệp Australia nghe lén (18-11-2013)
    Chính sách đối ngoại "mắc kẹt" của Triều Tiên (18-11-2013)
    Mỹ không còn đòi ông Assad phải ra đi (16-11-2013)
    Đàm phán Iran đổ vỡ, lỗi thuộc về ai? (16-11-2013)
    Thái Lan: Phe đối lập quyết "xóa sổ Thaksin" (16-11-2013)
    5 điều ít biết về vụ ám sát tổng thống Mỹ Kennedy (16-11-2013)
    Nam Phi thời hậu Madiba (15-11-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152813336.